Khám phá nét đẹp độc đáo của lễ tết Trung Thu Hàn Quốc 

08/05/2023

Hạ đi thu đến là báo hiệu Hàn Quốc chuẩn bị đón 1 ngày Tết truyền thống vô cùng đặc biệt, đó là tết trung thu. Tết trung thu Hàn Quốc hay còn được gọi là lễ Chuseok – ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vậy, bạn có biết ý nghĩa lễ tết Trung thu Hàn Quốc là gì không? Có nguồn gốc ra sao không? Hôm nay, hãy cùng Đông Vui tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về lễ tết Trung Thu Hàn Quốc

1.1. Lễ Chuseok là gì? 

Chuseok là tên gọi ngày tết trung thu Hàn Quốc, với âm Hán Việt là Thu Tịch, tức đêm thu – đêm trăng rằm đẹp nhất tháng 8 âm lịch. Do vậy,  lễ Chuseok (Tết trung thu) là một lễ hội đặc biệt đối với người dân xứ sở kim chi. Lễ tết truyền thống lớn thứ 2 trong năm của Hàn chỉ sau tết Nguyên Đán – Tết âm lịch. 

Vào ngày này, các công ty, trường học đều đóng cửa vì mọi người dân Hàn đều rất coi trọng dịp lễ này và những người con làm ăn, học tập xa xứ đều cố gắng thu xếp về đoàn tụ gia đình. 

1.2. Nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu ở Hàn 

Tục ngữ Hàn Quốc có câu: “Nông dân tháng 5, thần tiên tháng 8” – có nghĩa là vào tháng 5, người nông dân thường vất vả, chân lấm tay bùn cho một mùa màng mới nhưng đến tháng 8 thì là giai đoạn mùa màng bước vào thu hoạch, người dân có thể nghỉ ngơi thoải mái như thần tiên. 

Lễ tết trung thu Hàn Quốc có nguồn gốc là từ lễ hội mừng vụ mùa bội thu và tín ngưỡng thờ cúng tạ ơn tổ tiên. Ở nhiều nước nông nghiệp thuộc khối văn hóa Á Đông như Hàn Quốc, tháng 8 Âm lịch là lúc kết thúc vụ mùa trong năm, thời điểm các gia đình đều ấm no, sung túc sau thu hoạch. 

Mâm cơm cỗ cúng của người dân Hàn vào ngày tết Trung thu
Mâm cơm cỗ cúng của người dân Hàn vào ngày tết Trung thu

Những thành quả gặt hái từ mùa mới sẽ được dâng cúng cho thần thánh trong làng và tổ tiên để tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho 1 mùa màng bội thu, cầu mong những điều may mắn trong nông vụ sắp tới. Đó chính là ý nghĩa của ngày lễ hội Tết trung thu ở xứ Hàn. 

Hơn nữa, hầu hết lương thực sử dụng cho mùa đông lạnh giá đều được người dân Hàn chuẩn bị dự trữ từ mùa thu. Phổ biến nhất là những món muối và đồ ăn kèm như kim chi. 

Ngoài ra, theo lịch sử Tết trung thu, Chuseok còn có tên gọi khác là Gabae – Ngày Gia bài. Gắn với phong tục tương truyền từ thời Sinla, cứ rằm tháng 8 là nhà vua sẽ tổ chức cuộc thi dệt vải cho các công chúa trong cung điện, ai thua sẽ phải chuẩn bị các tiết mục múa hát và các món ăn. 

2. Những hoạt động diễn ra trong ngày lễ tết Trung Thu Hàn Quốc 

Tết Trung thu ở Hàn Quốc luôn là dịp thu hút lượng khách du lịch đông đảo bởi họ muốn được trực tiếp trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục độc đáo của người dân xứ Hàn trong dịp lễ này.  Và còn có cơ hội tham gia rất nhiều trải nghiệm thú vị mà chỉ có ở lễ hội như:

Nghi lễ thờ cúng tổ tiên 

Nghi lễ thờ cúng tổ tiên thường diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ tết Trung thu Hàn Quốc. Bởi vì người dân ở đây coi lễ này là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm cúng bái tổ tiên. 

Nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày lễ tết trung thu ở Hàn Quốc
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày lễ tết trung thu Hàn Quốc

Nghi thức Beolcho và Seongmyo (Tảo mộ)

Vào dịp lễ tết Trung Thu, người dân sẽ ra mộ dọn cỏ và cúng bái, các gia đình sẽ cùng đến thăm phần mộ của tổ tiên, dọn dẹp và cắt tỉa cỏ dại khu vực xung quanh của mộ. Tập tục này gần giống với phong tục tảo mộ ở “tiết thanh minh” của người Việt mình. 

Nghi thức Beolcho và Seongmyo (tảo mộ) ở Hàn Quốc
Nghi thức Beolcho và Seongmyo (tảo mộ) ở Hàn Quốc

Sau khi dọn dẹp xong mộ, một mâm lễ gồm thức ăn, đồ uống truyền thống sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn. Ý nghĩa của nghi thức này beolcho và Seongmyo (Tảo mộ) này là thể hiện đạo lý nhớ nguồn và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. 

>>> Nếu bạn trải nghiệm lễ tết trung thu Hàn Quốc thì còn chờ gì không book ngay tour du lịch Hàn Quốc mùa thu giá rẻ, trọn gói của Đông Vui đi nhé! 

3. Trò chơi truyền thống được tổ chức trong lễ hội 

Ssireum – Đấu vật 

Đấu vật là trò chơi được các chàng trai yêu thích để thể hiện sức mạnh của mình. Các cuộc thi đấu thường được tổ chức trên bãi cỏ hoặc trên bãi cát mềm, theo hình thức loại trực tiếp. Và người trụ đến cuối cùng sau bao nhiêu đối thủ chính là người chiến thắng và được tôn vinh là Jangsa (tráng sĩ) cùng rất nhiều các giải thưởng của dân làng. 

Ssireum - trò chơi đấu vật giữa các chàng trai
Ssireum – trò chơi đấu vật giữa các chàng trai

Juldarigi – Kéo co 

Tương tự như trò kéo co ở Việt Nam, Juldarigi là trò chơi phổ biến dành cho mọi lứa tuổi. Số người được phân chia đều thành các đội cùng thi với nhau. Số người tham gia càng đông thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian thi càng dài. 

Kéo co là một trò chơi đặc trưng của tết Trung thu Hàn Quốc
Kéo co là một trò chơi đặc trưng của ngày lễ tết Trung thu Hàn Quốc

Không khí lễ trung thu Hàn Quốc như rộn ràng hơn bởi tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười của mọi người cổ vũ, theo dõi trận đấu ở bên ngoài. 

Ganggangsullae – Điệu múa truyền thống

Ganggangsullae là trò chơi truyền thống được truyền lại từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonam Haean. Điệu dân vũ tiêu biểu nhất trong ngày tết trung thu Hàn Quốc. Là sự thăng hoa, là bài ca cái đẹp của thiên nhiên và người phụ nữ. 

Điệu múa truyền thống Ganggangsullae vào ngày lễ tết trung thu Hàn Quốc
Điệu múa truyền thống Ganggangsullae vào ngày lễ tết trung thu Hàn Quốc

Dưới ánh trăng tròn sáng của đêm rằm tháng 8, những người phụ nữ trong làng sẽ khoác lên mình bộ Hanbok đẹp nhất, tập hợp ở một bãi đất rộng, nắm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn để vừa hát vừa nhảy múa những bài hát về trung thu. Hình tròn này được ví như hình ảnh vầng trăng ngày rằm. Là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, tương đồng với chức năng và biểu tượng sinh sản, gieo mầm, phát triển sự sống của người phụ nữ. 

Cho đến nay thì điệu múa này vẫn còn tồn tại và được biểu diễn rất nhiều trên toàn đất nước Hàn Quốc, nhất là vào dịp lễ tết trung thu. Nếu có dịp ghé đến Hàn vào mùa thu tháng 8 thì đừng quên tham gia lễ hội để được trải nghiệm điệu múa truyền thống này cùng người dân Hàn nhé! 

4. Các món ăn đặc trưng trong lễ tết trung thu Hàn Quốc 

Lễ tết trung thu Hàn Quốc có rất nhiều loại bánh trái và đồ ăn khác nhau. Trong số đó có những món ăn truyền thống đặc trưng dưới đây đây chắc chắn sẽ không thể thiếu trong lễ hội: 

Bánh Songpyeon: loại bánh được coi như bánh trung thu Hàn Quốc. Bánh có hình bán nguyệt và được làm từ bột gạo với phần nhân là các loại đậu đỏ, vừng bên trong. 

Bánh Songpyeon - bánh trung thu của người Hàn
Bánh Songpyeon – bánh trung thu của người Hàn

Bánh gạo Hangwa: là món bánh có vị ngọt dịu, thanh mát và được ăn cùng với trà nóng. Bánh được làm từ bột gạo kết hợp mật ong, hoa quả, rễ cây và chất tạo màu tự nhiên. 

Bánh gạo Hangwa
Bánh gạo Hangwa

Bánh nếp Jeon: loại bánh này thì lại được làm từ bột loãng trộn với rau củ rồi mang chiên lên. Và mỗi vùng miền sẽ có nguyên liệu làm bánh khác nhau. 

Món canh khoai sọ Toranguk: đây là món canh thanh đạm rất bổ dưỡng, thích hợp để thưởng thức vào tiết trời se lạnh của mùa thu. Toranguk là nấu khoai sọ với ức bò hoặc gân bò. 

Canh khoai sọ Toranguk 
Canh khoai sọ Toranguk

Miến trộn rau củ Japchae:  món ăn quen thuộc được sử dụng ở tất cả các lễ tết của người Hàn như: tết Nguyên đán, sinh nhật, tết trung thu. Món miến này được làm từ thịt, các loại rau củ thái sợi, rau củ và gia vị trộn kèm, tất cả tạo nên 1 món ăn rất ngon. 

Sườn hầm rau củ

Kim chi nước củ cải Dongchimi

Rượu Baekju

Thịt bò xào Bulgogi

Trên đây là tất cả đầy đủ thông tin bổ ích bạn cần về lễ tết Trung thu Hàn QuốcĐông Vui muốn giới thiệu đến mọi người. Nếu có cơ hội, hãy đến xứ Hàn vào mùa thu tháng 8 dịp trung thu để trực tiếp tham gia vào không khí của lễ hội truyền thống lớn nhất ở Hàn nhé!

Tour nổi bật

Khởi hành từ: Đà Nẵng

Địa điểm đến: Jeju

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 03/06/2022, 10/06/2022, 17/06/2022, 24/06/2022

2,880,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Bãi Đông

Lịch trình: 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành: 04/06/2022 – 11/06/2022 – 18/06/2022 – 25/06/2022

1,780,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ninh Thuận – Bình Thuận

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 12/06/2022 và 28/06/2022

6,880,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Na Hang – Suối Mơ

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 25/06/2022

1,580,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Đà Nẵng

Địa điểm đến: Jeju

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 03/06/2022, 10/06/2022, 17/06/2022, 24/06/2022

2,880,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Bãi Đông

Lịch trình: 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành: 04/06/2022 – 11/06/2022 – 18/06/2022 – 25/06/2022

1,780,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ninh Thuận – Bình Thuận

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 12/06/2022 và 28/06/2022

6,880,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Na Hang – Suối Mơ

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 25/06/2022

1,580,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Cao Bằng

Lịch trình: 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: 10/06/2022 và 24/06/2022

2,280,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ba Khan

Lịch trình: 2 Ngày 1 Đêm

Khởi hành: 18/06/2022 và 25/06/2022

1,480,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Tà Xùa

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 18/06/2022 và 24/06/2022

1,480,000
Địa điểm đến

,

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Tà Xùa

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 04/06/2022 và 11/062022

 

1,680,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian


Gọi điện ngay

Hợp tác
Messenger
Chat Zalo
Gọi ngay